Chở nguyên liệu bằng máy bay mỗi ngày, người Sài Gòn ăn ‘món quê’ thân thuộc

Những điều nhỏ bé của Cà Mèn

Chở nguyên liệu bằng máy bay mỗi ngày, người Sài Gòn ăn ‘món quê’ thân thuộc

Đôi khi, chỉ một tô cháo bột vịt nóng hổi, một khay bánh ướt Phương Lang lại là thứ mà bao người Quảng Trị ao ước có được trong những chiều cuối năm, để lòng thấy chút gì đó thân thuộc giữa chốn thành thị này…

Ở Sài Gòn không thiếu những quán ăn bán các món đặc sản vùng miền như món Quảng Trị, món Huế, món Hà Nội… Tuy nhiên, có một sự thật khá trùng hợp là sau vài bận háo hức đi ăn thì tôi đã tự rút ra cho mình một chân lý: “Ngoại trừ việc chủ quán để tấm biển hiệu to oạch, ghi dòng chữ cũng to không kém như muốn “trịnh trọng tuyên bố” món ăn ở đây mới là “chánh gốc”… thì tất cả những thứ còn lại đều đậm chất Sài Gòn, kể cả hương vị món ăn”.

Đưa nguyên liệu vượt 1112km bằng máy bay mỗi ngày

Quán Cà Mèn nằm lọt thỏm trong căn nhà số 3 Hoa Cau (phường 7, quận Phú Nhuận). Không gian quán chỉ vỏn vẹn 15 mét vuông với năm bộ bàn ghế bằng tre, được xếp thành hai dãy dọc sát tường, chừa lối đi ở giữa. Chúng tôi chọn một bàn phía trong góc và gọi hết bốn món có trong thực đơn, gồm: bánh ướt Phương Lang, bún mắm nêm, cháo bột vịt và bánh lọc.

 

“Chuẩn rồi, chỉ có bánh ướt Phương Lang mới thơm mùi gạo như ri”, người bạn “đặc sệt Quảng Trị” mà tôi dẫn theo để nhờ kiểm chứng độ ngon tỏ vẻ phấn khích sau khi nếm thử món ăn.

Thấy vậy, một thực khách ngồi bàn bên quay sang nói: “Tôi cũng Quảng Trị đây, đi ăn bao nhiêu quán bán món Quảng Trị mà không ngon. Chỉ có ở đây mới đúng vị ngoài quê, tôi ăn nhiều nên thành khách quen luôn rồi. Ăn thử cháo bột vịt đi, không khác chi ăn ngoài mình mô”.

Cháo bột vịt của người Quảng Trị gần giống món bánh canh trong miền Nam, nhưng không có các thức ăn kèm đa dạng như cua, tôm, ghẹ… mà chỉ ăn cùng với thịt vịt được ướp gia vị và chiên sơ qua. Sợi cháo bột vịt “đất lửa” có độ dai vừa phải, nước dùng trong, luôn ăn với nhiều hành lá và hành tây cắt lát mỏng.

Tuy nhiên, muốn thưởng thức trọn vẹn vị ngon của món ăn này phải có một chén mắm quê được chính những người dân Quảng Trị lọc tại nhà. Múc một muỗng cháo nóng hổi, ăn thêm miếng thịt vịt được chấm ngập trong nước mắm ớt cay xè mới thấy hết cái đậm đà, thăng hoa của ẩm thực miền Trung.

Anh Nguyễn Đức Nhật Thuận (27 tuổi, chủ quán) cho biết: “Tất cả nguyên liệu ở đây tôi đều nhập từ quê vào. Những nguyên liệu tươi sống như thịt vịt, thịt heo, hành, rau giá… thì tôi nhập mỗi ngày bằng đường hàng không. Còn nước mắm, mắm nêm hay tỏi, đậu phộng thì chuyển bằng xe”.

Dường như biết chúng tôi đang thắc mắc điều gì, anh nói luôn: “Việc nhập hàng mỗi ngày như vậy thực sự cũng có nhiều mặt hạn chế, ví dụ như về phí vận chuyển… Nhưng đối với tôi thì một khi đã bán món đặc sản nơi đâu thì phải chế biến từ nguyên liệu của chính nơi đó. Chỉ có vậy thì khi ăn, người ta mới cảm nhận được hết cái ngon và cái tình quê. Nấu đúng công thức là một chuyện, nhưng nguyên liệu không lấy đúng gốc thì món ăn nấu ra sẽ hoàn toàn thất bại”.
Theo lời anh Thuận, mỗi ngày quán sẽ nhận nguyên liệu vào khoảng 6 – 7 giờ sáng và bắt đầu sơ chế đến tầm 10 giờ rồi chia ra cho ba chi nhánh tại các quận khác nhau. Quán của anh mở cửa từ 11 giờ trưa đến 20 giờ, nhưng luôn bán hết từ rất sớm vì số lượng khách ghé quán… cực đông.

Và chắc chắn nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ khi biết được câu chuyện phía sau sự thành công của ông chủ 9X này lại xuất phát từ một chiếc… cà mèn.

Hành trình đem Cà Mèn quê lên phố

Nhật Thuận là con trai út trong một gia đình làm nông nghèo ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Suốt những năm tháng tuổi thơ, mấy anh em Thuận ngoài giờ học thì thay phiên nhau ra ruộng phụ ba mẹ các công việc lặt vặt.

Bên cạnh hương vị thơm ngon thì quán bánh đúc trên đường Phan Đăng Lưu còn thu hút người Sài Gòn bởi phương châm bán hàng bá đạo của bà chủ: ‘Khách hàng không phải là thượng đế, thượng đế mới là thượng đế’. Quán này đặc biệt bởi 3 không: Không tên, không nói chuyện và không cần khách!

“Hồi đó nhà nghèo, không tiền đi ăn ngoài như bạn bè, tôi toàn nấu cơm nhà rồi bỏ vô cà mèn đem theo lên trường ăn thôi. Nhiều lúc học về thấy tụi nó ăn món này món kia, mình cũng thèm mà thôi ráng nhịn, chạy nhanh về nhà ăn cơm nguội cho đỡ đói”, Thuận nhớ lại.
Có lẽ vì vậy mà trong một tiết học năm lớp 5, khi cô giáo hỏi cả lớp: “Ước mơ của em là gì?”, Thuận đã dõng dạc nói: “Con ước cả nhà con được một lần ăn thức ăn ngoài tiệm”, thay vì ước có nhiều đồ chơi đẹp hay quần áo mới như các bạn khác.
Thời gian thấm thoắt trôi, năm 2009, Thuận thi đậu ĐH Công Nghiệp TP.HCM và chuẩn bị cho những ngày trọ học xa nhà. Có lẽ chính những xáo trộn khi bắt đầu một cuộc sống mới tại miền đất lạ đã góp phần mở ra cho Thuận những cơ hội để tìm thấy con đường của chính mình.
“Đi học xa sợ nhất mấy ngày cuối tháng, bạn bè thi nhau về quê, còn mình thì không có tiền nên ở lại đi làm thêm việc này việc kia. Nhiều bữa nhớ nhà quá chỉ dám điện thoại về nói với ba mẹ mấy câu rồi tắt máy, sợ nói lâu mẹ khóc”, chàng trai 9X tâm sự.
Tặc lưỡi một cái, anh nói tiếp: “Ngày bé thì ước được một lần ăn cơm tiệm, giờ chỉ thèm được ăn cơm mẹ nấu, cơm nguội chấm nước mắm cũng thấy ngon”. Vậy là Thuận nghĩ ra một cách “nấu cơm rồi bới vô cà mèn ăn” cho đỡ nhớ nhà.
Tốt nghiệp ĐH năm 2015, Nhật Thuận được nhận vào làm cho một công ty xuất nhập khẩu với mức lương khởi điểm gần 10.000.000 đồng/tháng. Song, cái dự định sẽ mở một quán ăn chuyên bán các món Quảng Trị cho người xa quê như anh vẫn luôn âm ỉ cháy trong lòng.
0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ Hàng Của Bạn TrốngQuay Lại Cửa Hàng
    Scroll to Top